Chắc chắn từ tội phạm đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta bởi ngoài những vụ án diễn ra đời thực thì trong rất nhiều bộ phim truyền hình cũng thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu về tội phạm là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng Thám Tử Tư tham khảo bài viết để biết rõ hơn tội phạm hình sự gồm những tội gì nhé.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu về tội phạm là gì?
Tội phạm được hiểu là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện cố ý hoặc có thể vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ Quốc.

Tội phạm là những hành vi gây nguy hại đến Tổ quốc và con người nói chung
Hoặc có thể là xâm hại chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức. Hoặc là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lịch vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Cấu thành tội phạm hình sự gồm những tội gì?
Căn cứ vào cấu trúc của việc cấu thành tội phạm có thể chia tội phạm thành: cấu thành tội phạm theo hình thức, cấu thành tội phạm theo vật chất và cấu thành tội phạm hỗn hợp. Cụ thể:
Cấu thành tội phạm theo hình thức
Cấu thành tội phạm hình thức là việc cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại lớn cho xã hội hoặc hành vi tạo ra các khả năng gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội. Được Luật Hình sự bảo vệ và thể hiện dưới dạng không hành động hoặc hành động.
Vậy tội phạm hình sự gồm những tội gì? Hành động phạm tội là một việc làm mà pháp luật hình sự nghiêm cấp không được làm. Ví dụ như: Hành động giết người (theo Điều 93 của Bộ luật Hình sự); Cướp tài sản (theo điều 133 của Bộ luật Hình sự)…

Những hành động dù vô ý hay cố ý đều gây hậu quả đều sẽ bị trừng phạt
Hành vi phạm tội dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm như: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (theo Điều 102 của Bộ luật Hình sự); Không tố giác tội phạm (theo Điều 314 của Bộ luật Hình sự)….
Cấu thành tội phạm vật chất
Tội phạm vật chất là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do chính hành vi phạm tội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Cụ thể:
Hành vi phạm tội
- Hành vi phạm tội là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, trật tự, an ninh, xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức.
- Hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người. Xâm hại tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xâm hại những lực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa đã được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Vậy bạn đã biết tội phạm hình sự gồm những tội gì theo hình thức cấu thành tội phạm vật chất rồi chứ. Tiếp theo sẽ là hậu quả do hành vi của hình thức này gây ra:
Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra
Đây là hành vi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản hoặc hậu quả phi vật thể. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, có thể chia hậu quả thành các mức sau:
- Hậu quả ít nghiêm trọng;
- Hậu quả nghiêm trọng;
- Hậu quả rất nghiêm trọng;
- Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong đó, hậu quả ít nghiêm trọng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra với mức không lớn cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng là hành vi gây thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khỏe, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác nhau.

Mỗi một hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra
Đây là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất. Nhưng theo quy định của pháp luật, đây chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả có quan hệ nhân quả khi:
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian.
- Hành vi trái pháp luật chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế để làm phát sinh hậu quả từ chính hành vi trái pháp luật đó.
Cấu thành tội phạm hỗn hợp
Đây là loại cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức lại vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất.
Tham khảo thêm:
- Điều tra hình sự là gì? Những điều cần biết về điều tra hình sự
- Đánh trộm chó có phạm pháp không và bị xử lý thế nào?
Lời kết
Như vậy bạn đã biết tội phạm hình sự gồm những tội gì chưa? Nếu bạn đang gặp vấn đề và muốn tìm hiểu hơn về tội phạm hình sự. Hoặc có thể bạn đang muốn điều tra một vấn đề nào đó liên quan đến tội phạm hình sự. Hãy nhanh tay liên hệ ngày với Thám Tử Tử nhé. Với đội ngũ thám tử chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những kết quả điều tra chính xác và nhanh chóng.
Mọi thông tin xin liên hệ:
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA T&T
- Địa chỉ chi nhánh HCM: Số 45, 47 Trần Đình Xu, Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM
- Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Số 19, ngõ 130, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Hà Nội
- Hotlien: 0974.007.007
- Website: thamtutu.net
- Email: thamtutu@hotmail.com