Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng nỗi đau và sự mất mát của nhiều gia đình vẫn còn mãi mãi. Những di nguyện cuối cùng của người cha, người mẹ để lại đến nay vẫn chưa được thực hiện. Đó là: “Sống phải thấy người, chết phải thấy xác” … Vẫn còn biết bao liệt sỹ hi sinh đang phải nằm nơi đất khách quê người và chưa có người thân đến nhận, chưa có ai tìm thấy họ và đưa họ trở về nhà.
Tôi là Hưng – một thám tử tư làm việc tại văn phòng thám tử sài gòn T&T. Tôi là đội trưởng một nhóm chuyên phụ trách điều tra những vụ việc liên quan đến tìm mộ liệt sỹ, tìm mộ người thân bị thất lạc… Trong những năm qua, bản thân tôi cùng các anh em trong nghề đã chứng kiến bao cảnh tuyệt vọng của nhiều gia đình khi phải ròng rã mấy chục năm kiếm tìm mộ người thân là liệt sỹ.
Tôi vẫn nhớ như in một vị khách hàng đến tìm chúng tôi vào một ngày mưa tầm tã cuối năm trước. Cụ ông đã già rồi, tóc đã bạc nửa đầu, chân tay không còn khỏe mạnh… Ông đến văn phòng thám tử sài gòn T&T và kể về câu chuyện đi tìm mộ của người em trai. Ông đã tự mình đi tìm khắp các tỉnh thành phía Bắc, đi đâu ông cũng hỏi thăm và tìm những người biết về cuộc kháng chiến tháng 6 năm 1977.
Cụ ông cho hay, 40 năm qua cụ đi tìm mộ em như mò kim đáy biển. Chỉ với một tờ giấy báo tử được biết em mình đã hy sinh tại chiến trường miền Bắc tháng 6/1977. Không có anh em bạn bè, không có một ai cung cấp thêm thông tin cho cụ. Hằng năm, cứ nơi đâu có thông tin về mộ liệt sỹ bị thất lạc cụ lại tìm hiểu và đến tận nơi thăm hỏi, nhưng mọi sự vẫn bạch vô âm tín, chờ đợi đến những dòng tên cuối cùng cũng không phải của em trai mình.
Năm nay, cụ đã 72 tuổi. Cụ đã không thể tự mình đi lại đây đó để tìm em. Thế nhưng đi đâu, cụ cũng để lại địa chỉ, số điện thoại của mình để có bất cứ thông tin gì về người em trai của cụ họ sẽ báo lại. Đến từng tuổi này, cụ đã từng bị nản lòng và nghĩ sẽ bỏ cuộc.
Thế nhưng, đời không phụ ai bao giờ. Trước ngày cụ đến văn phòng thám tử T&T chúng tôi 2 hôm. Cụ nhận được thông tin từ một người chiến sĩ sống tại Bắc Kạn. Người chiến sĩ đó là một trong những đồng đội đã vào sinh ra tử cùng em trai cụ trong trận chiến 1977 năm ấy. Bao năm trời cụ đi tìm không gặp được duyên, đến hôm nay duyên tự đến với cụ.
Theo lời của cựu chiến binh Nguyễn Đức Ninh sống tại Bắc Kạn, năm đó cụ Hồ Duy Tiếp – em trai của cụ Hồ Duy Viện (đang là khách hàng của chúng tôi) được một người anh em chôn cất tại một cửa hang đá bên khu rừng tạihuyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Khi chôn cất, người anh em đó đã để dựng một tảng đá xanh rất to để đánh dấu.
Thông tin chỉ có vậy, địa điểm chính xác còn rất mung lung. Người anh em trực tiếp chôn cất cụ Hồ Duy Tiếp đã mất năm ngoái, di nguyện để lại cho cựu chiến binh Nguyễn Đức Ninh là phải tìm bằng được người nhà của cụ Tiếp báo tin.
Manh mối khá khó khăn để nhóm thám tử sài gòn T&T chúng tôi có thể tìm ra được hài cốt của cụ Tiếp. Tuy nhiên, tấm chân tình của người anh trai là cụ Viện đã khiến nhóm chúng tôi cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh. Chúng tôi quyết định nhận dự án và bắt đầu tìm kiếm nhờ manh mối đầu tiên đó.
Theo đó, cụ Viện đưa cho tôi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh của em trai mình. Sáng hôm sau, cả đội chúng tôi cùng tiến ra bến xe và bắt xe lên Bắc Kạn. Cả đội có 4 người, tôi trưởng nhóm và 3 anh em thám tử tư tên là Hiếu, Đoàn và Minh.
Lến đến Bắc Kạn, chúng tôi lập tức thuê 2 chiếc xe máy để tiện đi lại và tìm địa chỉ nhà cụ Nguyễn Đức Ninh tại Sĩ Bình huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạnđể tiện xác nhận thông tin và nhờ cư trú tại nhà cụ ít bữa. Vừa đến nơi, chúng tôi đã nhận được cuộc gọi của khách hàng là cụ Viện, cụ nôn nóng hỏi thăm tình hình và động viên chúng tôi cố gắng tìm ra hài cốt của em trai cụ. Có như vậy, xuống dưới suốt vàng cụ mới yên lòng.
Có thể đối với cụ Viện, lần đi tìm hài cốt này của em trai cụ như một tia hy vọng cuối cùng mà cụ đang cầu nguyện. Khi chúng tôi tiến hành điều tra, bản thân cụ đang ở nhà làm lễ cầu nguyện tổ tiên phù hộ và trợ giúp 4 vị thám tử chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ, sớm tìm thấy thi hài của em trai cụ mang về đoàn tụ cùng gia đình.
Quãng đường từ Hà Nội lến tới Bắc Kạn khá mệt mỏi. Sau khi dùng bữa tại nhà cụ Ninh, 4 anh em chỉ dám chợp mắt 30 phút rồi tiến hành vào khu rừng nơi có hài cốt của cụ Tiếp như cụ Ninh chỉ dẫn.
4 anh em thám tử chúng tôi và bà Tình – con cụ Ninh được cử đi cùng để dẫn đường. Bà dẫn chúng tôi đi qua một bản nhỏ (bản cũng chẳng đề tên nên tôi không rõ). Bà Tình nói, muốn vào được khu rừng phải đi qua con suối trước mặt rồi vừa nói vừa phăng phăng đi lên trước. Suối này là suối Lạnh, qua suốt đi bộ dọc theo những ruộng ngô đã trơ gốc khoảng gần 1km thì tới bìa rừng – là nơi chôn cất cụ Tiếp như những gì cụ Ninh kể.
Ở đây, các thám tử tư chúng tôi có cảm giác lạnh người. Ruộng ngô đã thu hoạch nay vắng bóng người. Chúng tôi đi vòng quanh khu rừng một đoạn thì thật may có gặp được một người phụ nữ đang địu con đi cắt thân ngô. Chúng tôi lại gần chào hỏi nhưng ở đây người ta không biết tiếng Kinh, thật may có bà Tình đi cùng và kiêm luôn chân phiên dịch.
Chúng tôi bảo bà Tình hỏi người dân quanh đây về hang núi đá nhưng chẳng ai hay biết. Chúng tôi tiến vào trong một bản nhỏ gần đó, hỏi từ người già, người trẻ cũng không ai hay biết về hang núi đá này, họ nói vùng này xưa nay chỉ toàn là núi đất. Duy nhất có một người biết về hang núi đá nhưng nó lại nằm cách khu rừng 3 km bên lưng chừng núi rất hiểm trở. Điều này làm chúng tôi cực kỳ phân vân.
Manh mối đầu tiên cũng là manh mối duy nhất có vẻ không được khả quan. Tuy nhiên, cả 4 người thám tử chúng tôi không hề có ý định bỏ cuộc. Còn về phía ông Ninh, ông nói chắc như đinh đóng cột là bảo chúng tôi cố gắng tìm ra cửa hang núi trong khu rừng đó, nơi có dựng một tảng đá màu xanh – Đó chính là nơi đã chôn cất cụ Tiếp.
Buổi chiều lang thang dò hỏi người dân về hang núi đá thất bại, 4 thám tử chúng tôi cùng bà Tình đã thấm mệt. Cũng là lúc trời đã nhá nhem tối, chúng tôi quyết định về lại nhà cụ Ninh tắm rửa, ăn uống và giữ sức để tiếp tục cuộc hành trình ngày mai.
Về đến nhà, Hiếu, Đoàn và Minh thay nhau tắm rửa và phụ bà Tình cơm nước. Còn tôi, tôi phải tranh thủ làm báo cáo về văn phòng thám tử T&T và cho khách hàng (cụ Viện). Thông báo bằng văn bản là thứ bắt buộc mà mỗi ngày thám tử tư chúng tôi phải làm. Tuy nhiên, đối với cụ Viện, tôi trực tiếp gọi điện cho cụ báo cáo tình hình ngày làm việc đầu tiên: “Chúng tôi đã tìm được khu rừng nơi chôn cất em trai của cụ là cụ Tiếp. Tuy nhiên, hang động đá vôi mà cụ Ninh nhắc đến hiện tại vẫn chưa tìm ra. Chúng tôi sẽ cố gắng trong những ngày tiếp theo.”
Không quên gửi mail về văn phòng thám tử T&T và một bản và về mail con trai cụ Viện. Xong xuôi đâu đó tôi mới đi tắm và cùng anh em ăn cơm.
Trong bữa cơm, 4 anh em thám tử chúng tôi không ngừng hỏi cụ Ninh về vị trí hang đá vôi trong khu rừng đó. Tuy nhiên, theo những gì cụ Ninh mô tả, chúng tôi có thể hình dung và vẽ ra một bản đồ khu rừng của 40 năm trước đây. Còn ngày nay, bìa rừng và lối đi đã khác hoàn toàn. Người dân quanh đó đã lấy một phần đất rừng để làm đất khai hoang, những con đường đi cũng không còn nữa, cả khu rừng chỉ toàn cây cối chằng chịt mịt mờ.
Tối hôm đó, khi 3 anh em thám tử đã ngủ. Tôi chằn trọc mãi, cuối cùng cũng bật dậy và tự mình vẽ ra sơ đồ khu rừng như những gì cụ Ninh mô tả. Kết hợp với những gì ngày hôm nay tôi tận mắt chứng kiến, quả thực chúng không liên quan. Lối vào khu rừng có 2 trụ đá lớn bây giờ cũng không còn, tôi chợt nảy ra suy nghĩ có khi nào những năm qua sạt nở đất xảy ra nhiều khiến cho những tảng đá đó đã bị chôn vùi hay không?
Đúng! Khu rừng nằm dưới chân một ngọn núi lớn. Ở đây, người dân thường xuyên lấn rừng để làm đất khai hoang. Việc lấn đất, chặt phá cây dẫn đến sạt lở đất và địa hình đã bị thay đổi so với 40 năm về trước. Dựa vào bản đồ khu rừng tôi tự vẽ ra từ lời cụ Ninh, tôi đã có ý tưởng cho cả đội thám tử T&T vào ngày mai.
Sáng hôm sau, tôi nhờ bà Tình gói gém cho 4 anh em chút cơm nếp cùng đồ ăn nhẹ. 4 anh em thám tử sài gòn T&T chúng tôi lên đường từ sáng sớm vì việc tìm kiếm có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở trên này, đường xá khó đi nên anh em tôi phải đi bộ từ đường lớn, qua bản nhỏ rồi mới vào được mép rừng như sự chỉ dẫn của chị Tình ngày hôm qua.
Đến mép rừng, tôi lấy bản đồ theo lời của cụ Ninh ra và bắt đầu ngắm nghía từng lối vào. 4 anh em quyết định xông vào rừng để tìm cho ra hang đá vôi như dự định. Vừa đi, chúng tôi vừa để lạ dấu vết tránh trường hợp trời tối mà không tìm được đường ra.
Trên đường đi, Hiếu là một thám tử ít kinh nghiệm nhất trong 3 anh em còn lại. Hiếu vô tình bị chật chân và chúng tôi phải dừng lại giữa đường. Sơ cứu và đợi Hiếu thấy ổn, cả 4 anh em mới tiếp tục lên đường.
Đường trong rừng chỗ nào cũng giống nhau nên rất dễ bị mất phương hướng. Tôi cầm theo la bàn và là người đi đầu, các anh em hỗ trợ phía sau phác từng cây dây leo để đường đi thoáng hơn. Người dân ở đây rất ít khi đi sâu vào trong rừng vì đây là khu rừng khá nguy hiểm. Vì vậy càng đi, chúng tôi lại càng khó khăn hơn vì phải chặt phá nhiều cây hơn.
Căn ke, tính toán của vị trí hang động đá vôi như lời cụ Ninh nói. Anh em thám tử T&T chúng tôi quyết định chia làm 4 ngả đường để xúc tiến thời gian nhanh hơn. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở vị trí hiện tại sau 1 tiếng tìm kiếm.
… 1 tiếng sau khi quay về, ai đó đều lắc đầu và thấm mệt vì không thấy bất kỳ dấu vết của hang động nào cả. Chúng tôi ngồi tại chỗ, ăn chút bánh mì lại sức và bàn bạc phương án tiếp theo.
Trong lúc mệt mỏi. Bỗng Hiếu thốt lên và chỉ vào tảng đá mà Minh đang ngồi lên. Hiếu lập tức tới gần, lấy chân xoa xoa một vài cái… tảng đã màu xanh hiện và cả đoàn mừng rỡ hy vọng đây chính là tảng đá huyền thoại mà cụ Ninh đã nhắc đến.
4 người mừng rỡ đào sâu xuống bên dưới. Quả thật, dưới lớp đất đó chính là một hang động đã bị vùi lấp từ lâu. Tảng đá xanh hiện lên đúng chỗ chúng tôi ngồi như một cái duyên nào đó mà tôi nghĩ chúng thuộc về tâm linh.
Tôi vui mừng cùng 4 anh em thám tử cố gắng đào sâu và rộng xung quanh tảng đá đó. Và rồi, một bộ hài cốt dần dần hiện lên từng bộ phận trước mặt. Thay vì rừng rợn, 4 anh em thám tử chúng tôi đều vui mừng khôn xiết. Chúng tôi lấy hương thắp và cầu khấn xin phép được đưa cụ về nhà.
Sau khi hoàn thành công việc cũng là lúc chiều tà. Về nhà cụ Ninh ăn cơm và ngày hôm sau, chúng tôi hoàn tất các thủ tục, xét nghiệm AND đã trừng khớp và trở về Hà Nội.
Cụ Viện cùng gia đình đang đợi chúng tôi tại văn phòng điều tra T&T. Chúng tôi trở về cùng hài cốt của cụ Tiếp với sự chào đón của mọi người. Cụ Viện tới ôm lấy bộ hài cốt của em trai mình và cảm ơn chúng tôi. Nhìn những dòng nước mắt của cụ rơi xuống làm tất cả anh em trong đoàn đều thấy vô cùng cảm động.
Nếu khách hàng có nhu cầu cần tới dịch vụ thám tử, vui lòng liên hệ với Thám tử tư Sài Gòn T&T qua:
- Trụ sở chính: Số 45 – 47 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1, TP. HCM
- Chi nhánh HN: Số 19 Ngõ 130, Hồ Tùng Mậu, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy – HN.
- TP. HCM: 0974. 007. 007 – Đà Nẵng: 0964. 007. 007 – Hà Nội: 0833. 007. 007